Cồn - Ethanol C2H5OH

cồn ethanol
Ethanol C2H5OH
Số CAS: 64-17-5
CTHH: C2H5OH
Quy cách: 200, 220 lít/phuy
Tên gọi khác: Rượu êtylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn,...

Ngoại quan: Là chất lỏng không màu,trong suốt, có mùi thơm đặc trưng và dễ chịu,tan vô hạn trong nước, rất dễ cháy,khi cháy không có khói,và ngọn lửa có màu xanh da trời.

Ứng dụng:
a.Nhiên liệu hoặc phụ gia xăng dầu:
- Ethanol có thể sử dụng như nhiên liệu (thông thường trộn lẫn với xăng). Và dùng trong các quy trình công nghiệp khác.
- Hỗn hợp xăng (90%) và ethanol (10% thường thu được bằng cách lên men nông sản) hoặc xăng dầu (97%) và methanol hoặc rượu.
- Ethanol được sử dụng trong các sản phẩn chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó.
b.Đồ uống có cồn:
- Ethanol là thành phần chính của đồ uống có cồn. Khi uống, ethanol chuyển hóa như 1 năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng
c. Nguyên liệu:
- Ethanol là thành phần quan trọng trong công nghiệp và sử dụng rộng rãi như một hợp chất hữu cơ khác. Bao gồm ethyl halogenua, ethyl ester, diethyl ether, acid acetic, ethyl amin ,…
d. Thuốc sát trùng:
- Ethanol được sử dụng trong y tể và chống vi khuẩn.
- Dung dịch chứa 70% ethanol chủ yếu được sử dụng như chất tẩy uế. Nó là hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus…Nhưng không hiểu quả trong việc chống lại các bảo tử vi khuẩn.
e. Làm dung môi:
- Có thể hòa tan trong nước và các dung môi khác. Ethanol có trong sơn, cồn thuốc, các sản phẩm chăm sóc cá nhan như nước hoa và chất khử mùi…
e.Dược:
- Về mặt y dược, ethanol là thuốc ngủ, mặc dù nó ít độc hại hơn so với các rượu khác. Cái chết thường xảy ra nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá khoảng 5%. Có thể giảm thị lực, bất tỉnh sẽ xảy ra ở nồng độ thấp hơn.

Bảo quản:
- Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này: thép không rỉ, sợi thủy tinh, nhựa, epoxy.
- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
- Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG NƯỚC CHỮA CHÁY.

Comments

Popular posts from this blog

Calcium Formate Ca(HCOO)2

Potassium chlorate (KCLO3)

Methyl Methacrylate (MMA)